Năm 2014, nghĩ thương các sinh viên mất gốc tiếng Anh khó mà đạt được chuẩn đầu ra của trường khi đang học ở một tỉnh nhỏ, thiếu cả giáo viên (GV) lẫn các trung tâm ngoại ngữ uy tín, 4 GV Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên quyết định mở các lớp Ngữ pháp căn bản và Giao tiếp tiếng Anh miễn phí. Ban Giám đốc Phân viện đã đồng ý cho mượn địa điểm và trang thiết bị. Nhưng thói thường, cái gì miễn phí cũng nhiều người muốn, nên có gần 300 sinh viên (SV) đăng ký học.
Bốn GV (chị Thanh Hoa Le, chị Pham Kim Sa, em Thinh Le và mình) khó có thể dạy hết chừng đó SV, nên cân nhắc tới lui đủ kiểu, cuối cùng quyết định thông báo những SV nào thực sự muốn học thì nộp 600.000đ tiền cam kết trước khi bắt đầu khóa học, học xong thì sẽ trả lại số tiền đó dựa trên mức độ chăm chỉ (học đầy đủ thì trả lại hết, học một nửa thì trả lại một nửa số tiền, số dư ra sẽ chi cho photo tài liệu, bài tập,…). Mục đích là để lọc bớt những người đăng ký theo phong trào chứ không định học hành nghiêm chỉnh. Hiệu quả ngay lập tức. Sau khi nghe thông báo, số SV đến lớp giảm ngay hơn một nửa.
Nghe chừng ổn ổn, các GV chia ra 4 lớp, và đang lên lớp thì bị túm đi họp để giải trình về chuyện thu tiền của SV. Hóa ra có người nào đó rảnh rỗi đã ngồi tính, 300 SV * 600.000đ là 180 triệu (wow!), số tiền này ai sẽ giữ, giữ làm gì, có trả lại thật không hay chiếm đoạt luôn. Và thế là xôn xao tin đồn GV huy động vốn của SV vì lợi ích riêng. Phù, may mà các GV chưa nhận đồng nào của SV, và đã thế thì khỏi nhận luôn. Nhưng vẫn dạy chứ, vì đã xác định dạy miễn phí từ đầu mà.
Khóa học 3 tháng, nhưng được một nửa thời gian thì số lượng SV đến lớp teo tóp dần. Các GV đau đầu nhức óc, buồn rầu trăn trở suốt một thời gian dài. Tại mình dạy dở? Tại các hoạt động trên lớp chưa đủ hấp dẫn? Tại sao và tại sao?
Kết thúc khóa học, bài kiểm tra đầu ra cho thấy hầu hết SV có tiến bộ so với đầu vào, dù hay vắng học. Nhưng những câu hỏi vẫn còn đó. Nếu học hành đầy đủ, chăm chỉ, liệu mức độ tiến bộ có cao hơn không? Và nếu thực sự việc học có hiệu quả, tại sao SV vẫn nghỉ học? Nên các GV bắt tay nghiên cứu và trình bày báo cáo “Why can’t we teach and learn effectively? Lessons from an action research failure” tại Hội nghị TESOL của SEAMEO năm 2015. Nhẹ lòng hơn, vì đã biết chuyện học viên các lớp ngoại ngữ rơi rụng dần theo thời gian là chuyện phổ biến trên thế giới, cả ở các nước phát triển. Nhưng, thế thì chẳng phải lãng phí thời gian, công sức và tâm huyết của các bên lắm sao? Nhất là GV, ai cũng bận, cũng phải lo công việc, cuộc sống, gia đình, con cái và học tập, nghiên cứu nữa.
Em Thịnh và mình lúc đó đã đi học xa, nhưng vẫn không cam lòng. Hai chị em thử lại một lần nữa. Không dạy trực tiếp được thì ta dạy online qua Skype. Không muốn dạy đại trà nữa, hai GV chỉ chọn những SV thật sự muốn học và cam kết sẽ quyết tâm, chăm chỉ. Không dạy cái mình nghĩ là SV cần, mà hỏi SV xem các bạn ấy muốn học gì thì dạy cái đó. Và vẫn thu 600,000đ, nhưng miễn và giảm cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, để các bạn có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Lớp học nhỏ, dưới 10SV, tập trung vào TOEIC theo yêu cầu của SV, GV có thời gian “chăm sóc” kỹ hơn cho từng bạn. Kết quả là sau khóa học, kết quả đầu ra của đa số SV tăng vọt vài trăm điểm, thậm chí có bạn từ tầm 4-500 lên hẳn hơn 900. Tỷ lệ vắng học, bỏ học giảm sâu. Vui, vì cảm giác mình đang đi đúng hướng.
Nhưng, sức người có hạn. Các GV ngày càng bận hơn. Mà nếu mỗi lần chỉ giúp được vài SV thì khác gì muối bỏ biển. Bởi tụi mình biết, số lượng những người thật sự mong muốn học tiếng Anh nhưng vì điều kiện kinh tế, địa lý, công việc, hoàn cảnh,…mà không tìm được chỗ học chất lượng còn nhiều lắm. Và cũng vì cái tội gàn, đã muốn làm gì thì làm đến cùng, nên mình lên Face kêu gọi các giáo viên tiếng Anh có tâm huyết và năng lực chung tay góp sức. Không dám nhờ nhiều, vì ai cũng bận rộn, nên chỉ dám kêu gọi mỗi GV tham gia dạy 1 lớp, 2 giờ/tuần dạy online qua Skype, Zoom, Hangout,…thời gian tùy GV chọn. May quá là được nhiều anh chị em tâm huyết cùng tham gia, như anh Manh Duc Le, chị Huyen Phan, bạn Ly Phaḿ, em Xuan Minh Nguyen, em Tien Mai, em Luan Nguyen, em Tinh N. Dang, em Do Kieu Anh đang dạy và học ở các nước Việt Nam, Úc, Mỹ, New Zealand,…cùng tham gia.
Khóa học thứ 3 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng. Đối tượng người học được mở rộng đến tất cả người Việt ở tất cả các ngành nghề, các nước, miễn là thật sự cần, quyết tâm và nỗ lực học tiếng Anh. Các ứng viên khó khăn về kinh tế, ở vùng sâu vùng xa, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt,…sẽ được ưu tiên. Bởi vì số lượng người đăng ký quá nhiều, nên quy trình tuyển chọn cũng rất gắt gao để đảm bảo những người thật sự cần và xứng đáng được giúp đỡ nhất sẽ được nhận vào học. Đơn đăng ký sẽ được mã hóa, bỏ đi thông tin cá nhân, và được 3 hoặc 5 GV đọc, những ai được đa số phiếu chọn sẽ vào vòng phỏng vấn qua Skype với 3 GV. Dự án cũng chính thức có một cái tên – Tiếng Anh cho người cần (English for those in need – EFTIN) với mong muốn sẽ hoạt động lâu dài, chỉ cần có tối thiểu 2 GV tham gia thì vẫn sẽ tiếp tục tuyển sinh. Và các khóa học tập trung vào AVGT-Phát âm và IELTS, bởi khi khảo sát nhu cầu thì đa số người học mong muốn học các lớp này, và số lượng GV hiện chưa đủ để có thể đáp ứng hết tất cả mọi nhu cầu khác.
Khóa học thứ 3 thành công rực rỡ với gần 200 đơn đăng ký, cuối cùng 32 ứng viên được chọn tham gia 10 lớp học. Mỗi học viên (HV) được học 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi 2g với một GV khác nhau. Các HV được xếp lớp dựa trên đăng ký nhu cầu và trình độ thực tế qua bài kiểm tra đầu vào. Tỷ lệ bỏ học là 0%, tỷ lệ vắng học cũng cực kỳ thấp. Kết quả đầu ra cho thấy nhiều HV tiến bộ vượt bậc so với đầu vào. Phản hồi từ HV và Gv đều hết sức tích cực. Người học đã được chính tay GV lựa chọn kỹ, thực sự có nhu cầu và nỗ lực học tập, cộng với GV xịn nên kết quả tốt không có gì bất ngờ. Đáng ngạc nhiên là ngoài kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, nhiều HV lại được truyền cảm hứng từ những tấm gương phấn đấu học tập, nghiên cứu và hết mình vì người học của GV, và các GV cũng chịu tác động ngược – yêu nghề và say mê hơn với việc dạy vì được dạy những HV “trong mơ” và nhận thấy những chuyển biến và thay đổi rõ rệt ở các HV của mình.
Khóa học thứ 4 vừa kết thúc cách đây không lâu, kế tục những thành công của các khóa trước. Có thêm em Nguyen Dieu Ngoc và một GV New Zealand tham gia dạy AV giao tiếp – phát âm. Nhưng vẫn còn một số điều trăn trở. Số lượng GV còn ít và biến động vì hầu như tất cả GV đều đang vừa học vừa làm, ai cũng có gia đình và nhiều kế hoạch và nghĩa vụ khác, vì thế số lượng HV mà EFTIN có thể tiếp nhận cũng ít đi. Kết quả là một số HV được xếp vào lớp chưa phù hợp với trình độ của mình nên vất vả hơn trong việc học. Một vài HV có thái độ cư xử thiếu chuyên nghiệp, chưa thật sự nỗ lực hết mình trong việc học cũng làm các GV suy nghĩ và xem xét lại quy trình tuyển chọn để dành cơ hội cho những người thật sự cần và xứng đáng nhất.
Ba năm, một chặng đường chưa quá dài. EFTIN đã mở được 4 khóa học, số HV đã tham dự các lớp học tổng cộng là 190, mỗi năm hai khóa, mỗi khóa có 1-10 lớp khác nhau. HV của EFTIN đến từ rất rất nhiều tỉnh thành trong nước và có cả những người học đang ở Phillipines, Sri Lanka,…, và không chỉ là SV, có cả GV, giảng viên, bác sĩ, học viên cao học, nhân viên văn phòng, người khuyết tật,…và cả GV tiếng Anh các cấp. Tất cả GV đã/đang tham gia dự án đều là GV tiếng Anh chuyên nghiệp, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm giảng dạy, hầu hết có bằng Thạc sĩ tại các trường đại học lớn ở Việt Nam, Úc, New Zealand, Mỹ, Anh, và điểm IELTS 7.0-8.5. Tiểu sử ngắn gọn của các GV đã/đang tham gia giảng dạy các lớp EFTIN có thể xem ở link sau: http://englishforthoseinneed.blogspot.com.au/…/danh-sach-gi…
Phản hồi của các HV đánh giá khóa học và các GV EFTIN K3 có thể được xem ở đây: http://englishforthoseinneed.blogspot.com.au/…/bang-khao-sa…
EFTIN đang chuẩn bị tuyển sinh khóa thứ 5, dự kiến khai giảng trong tháng 7-8/2017, và vì vậy lại một lần nữa cần sự chung tay giúp đỡ của các thầy cô GV tiếng Anh giàu tâm huyết, giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Nếu các thầy cô có thể tình nguyện dành ra 2 giờ/tuần (khung giờ tùy chọn) để dạy online qua Skype/Zoom/Hangout, và khoảng 10g cho việc tuyển chọn HV trước khi bắt đầu khóa học, thì xin vui lòng đăng ký theo link ở cuối bài.
Bốn GV (chị Thanh Hoa Le, chị Pham Kim Sa, em Thinh Le và mình) khó có thể dạy hết chừng đó SV, nên cân nhắc tới lui đủ kiểu, cuối cùng quyết định thông báo những SV nào thực sự muốn học thì nộp 600.000đ tiền cam kết trước khi bắt đầu khóa học, học xong thì sẽ trả lại số tiền đó dựa trên mức độ chăm chỉ (học đầy đủ thì trả lại hết, học một nửa thì trả lại một nửa số tiền, số dư ra sẽ chi cho photo tài liệu, bài tập,…). Mục đích là để lọc bớt những người đăng ký theo phong trào chứ không định học hành nghiêm chỉnh. Hiệu quả ngay lập tức. Sau khi nghe thông báo, số SV đến lớp giảm ngay hơn một nửa.
Nghe chừng ổn ổn, các GV chia ra 4 lớp, và đang lên lớp thì bị túm đi họp để giải trình về chuyện thu tiền của SV. Hóa ra có người nào đó rảnh rỗi đã ngồi tính, 300 SV * 600.000đ là 180 triệu (wow!), số tiền này ai sẽ giữ, giữ làm gì, có trả lại thật không hay chiếm đoạt luôn. Và thế là xôn xao tin đồn GV huy động vốn của SV vì lợi ích riêng. Phù, may mà các GV chưa nhận đồng nào của SV, và đã thế thì khỏi nhận luôn. Nhưng vẫn dạy chứ, vì đã xác định dạy miễn phí từ đầu mà.
Khóa học 3 tháng, nhưng được một nửa thời gian thì số lượng SV đến lớp teo tóp dần. Các GV đau đầu nhức óc, buồn rầu trăn trở suốt một thời gian dài. Tại mình dạy dở? Tại các hoạt động trên lớp chưa đủ hấp dẫn? Tại sao và tại sao?
Kết thúc khóa học, bài kiểm tra đầu ra cho thấy hầu hết SV có tiến bộ so với đầu vào, dù hay vắng học. Nhưng những câu hỏi vẫn còn đó. Nếu học hành đầy đủ, chăm chỉ, liệu mức độ tiến bộ có cao hơn không? Và nếu thực sự việc học có hiệu quả, tại sao SV vẫn nghỉ học? Nên các GV bắt tay nghiên cứu và trình bày báo cáo “Why can’t we teach and learn effectively? Lessons from an action research failure” tại Hội nghị TESOL của SEAMEO năm 2015. Nhẹ lòng hơn, vì đã biết chuyện học viên các lớp ngoại ngữ rơi rụng dần theo thời gian là chuyện phổ biến trên thế giới, cả ở các nước phát triển. Nhưng, thế thì chẳng phải lãng phí thời gian, công sức và tâm huyết của các bên lắm sao? Nhất là GV, ai cũng bận, cũng phải lo công việc, cuộc sống, gia đình, con cái và học tập, nghiên cứu nữa.
Em Thịnh và mình lúc đó đã đi học xa, nhưng vẫn không cam lòng. Hai chị em thử lại một lần nữa. Không dạy trực tiếp được thì ta dạy online qua Skype. Không muốn dạy đại trà nữa, hai GV chỉ chọn những SV thật sự muốn học và cam kết sẽ quyết tâm, chăm chỉ. Không dạy cái mình nghĩ là SV cần, mà hỏi SV xem các bạn ấy muốn học gì thì dạy cái đó. Và vẫn thu 600,000đ, nhưng miễn và giảm cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, để các bạn có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Lớp học nhỏ, dưới 10SV, tập trung vào TOEIC theo yêu cầu của SV, GV có thời gian “chăm sóc” kỹ hơn cho từng bạn. Kết quả là sau khóa học, kết quả đầu ra của đa số SV tăng vọt vài trăm điểm, thậm chí có bạn từ tầm 4-500 lên hẳn hơn 900. Tỷ lệ vắng học, bỏ học giảm sâu. Vui, vì cảm giác mình đang đi đúng hướng.
Nhưng, sức người có hạn. Các GV ngày càng bận hơn. Mà nếu mỗi lần chỉ giúp được vài SV thì khác gì muối bỏ biển. Bởi tụi mình biết, số lượng những người thật sự mong muốn học tiếng Anh nhưng vì điều kiện kinh tế, địa lý, công việc, hoàn cảnh,…mà không tìm được chỗ học chất lượng còn nhiều lắm. Và cũng vì cái tội gàn, đã muốn làm gì thì làm đến cùng, nên mình lên Face kêu gọi các giáo viên tiếng Anh có tâm huyết và năng lực chung tay góp sức. Không dám nhờ nhiều, vì ai cũng bận rộn, nên chỉ dám kêu gọi mỗi GV tham gia dạy 1 lớp, 2 giờ/tuần dạy online qua Skype, Zoom, Hangout,…thời gian tùy GV chọn. May quá là được nhiều anh chị em tâm huyết cùng tham gia, như anh Manh Duc Le, chị Huyen Phan, bạn Ly Phaḿ, em Xuan Minh Nguyen, em Tien Mai, em Luan Nguyen, em Tinh N. Dang, em Do Kieu Anh đang dạy và học ở các nước Việt Nam, Úc, Mỹ, New Zealand,…cùng tham gia.
Khóa học thứ 3 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng. Đối tượng người học được mở rộng đến tất cả người Việt ở tất cả các ngành nghề, các nước, miễn là thật sự cần, quyết tâm và nỗ lực học tiếng Anh. Các ứng viên khó khăn về kinh tế, ở vùng sâu vùng xa, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt,…sẽ được ưu tiên. Bởi vì số lượng người đăng ký quá nhiều, nên quy trình tuyển chọn cũng rất gắt gao để đảm bảo những người thật sự cần và xứng đáng được giúp đỡ nhất sẽ được nhận vào học. Đơn đăng ký sẽ được mã hóa, bỏ đi thông tin cá nhân, và được 3 hoặc 5 GV đọc, những ai được đa số phiếu chọn sẽ vào vòng phỏng vấn qua Skype với 3 GV. Dự án cũng chính thức có một cái tên – Tiếng Anh cho người cần (English for those in need – EFTIN) với mong muốn sẽ hoạt động lâu dài, chỉ cần có tối thiểu 2 GV tham gia thì vẫn sẽ tiếp tục tuyển sinh. Và các khóa học tập trung vào AVGT-Phát âm và IELTS, bởi khi khảo sát nhu cầu thì đa số người học mong muốn học các lớp này, và số lượng GV hiện chưa đủ để có thể đáp ứng hết tất cả mọi nhu cầu khác.
Khóa học thứ 3 thành công rực rỡ với gần 200 đơn đăng ký, cuối cùng 32 ứng viên được chọn tham gia 10 lớp học. Mỗi học viên (HV) được học 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi 2g với một GV khác nhau. Các HV được xếp lớp dựa trên đăng ký nhu cầu và trình độ thực tế qua bài kiểm tra đầu vào. Tỷ lệ bỏ học là 0%, tỷ lệ vắng học cũng cực kỳ thấp. Kết quả đầu ra cho thấy nhiều HV tiến bộ vượt bậc so với đầu vào. Phản hồi từ HV và Gv đều hết sức tích cực. Người học đã được chính tay GV lựa chọn kỹ, thực sự có nhu cầu và nỗ lực học tập, cộng với GV xịn nên kết quả tốt không có gì bất ngờ. Đáng ngạc nhiên là ngoài kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, nhiều HV lại được truyền cảm hứng từ những tấm gương phấn đấu học tập, nghiên cứu và hết mình vì người học của GV, và các GV cũng chịu tác động ngược – yêu nghề và say mê hơn với việc dạy vì được dạy những HV “trong mơ” và nhận thấy những chuyển biến và thay đổi rõ rệt ở các HV của mình.
Khóa học thứ 4 vừa kết thúc cách đây không lâu, kế tục những thành công của các khóa trước. Có thêm em Nguyen Dieu Ngoc và một GV New Zealand tham gia dạy AV giao tiếp – phát âm. Nhưng vẫn còn một số điều trăn trở. Số lượng GV còn ít và biến động vì hầu như tất cả GV đều đang vừa học vừa làm, ai cũng có gia đình và nhiều kế hoạch và nghĩa vụ khác, vì thế số lượng HV mà EFTIN có thể tiếp nhận cũng ít đi. Kết quả là một số HV được xếp vào lớp chưa phù hợp với trình độ của mình nên vất vả hơn trong việc học. Một vài HV có thái độ cư xử thiếu chuyên nghiệp, chưa thật sự nỗ lực hết mình trong việc học cũng làm các GV suy nghĩ và xem xét lại quy trình tuyển chọn để dành cơ hội cho những người thật sự cần và xứng đáng nhất.
Ba năm, một chặng đường chưa quá dài. EFTIN đã mở được 4 khóa học, số HV đã tham dự các lớp học tổng cộng là 190, mỗi năm hai khóa, mỗi khóa có 1-10 lớp khác nhau. HV của EFTIN đến từ rất rất nhiều tỉnh thành trong nước và có cả những người học đang ở Phillipines, Sri Lanka,…, và không chỉ là SV, có cả GV, giảng viên, bác sĩ, học viên cao học, nhân viên văn phòng, người khuyết tật,…và cả GV tiếng Anh các cấp. Tất cả GV đã/đang tham gia dự án đều là GV tiếng Anh chuyên nghiệp, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm giảng dạy, hầu hết có bằng Thạc sĩ tại các trường đại học lớn ở Việt Nam, Úc, New Zealand, Mỹ, Anh, và điểm IELTS 7.0-8.5. Tiểu sử ngắn gọn của các GV đã/đang tham gia giảng dạy các lớp EFTIN có thể xem ở link sau: http://englishforthoseinneed.blogspot.com.au/…/danh-sach-gi…
Phản hồi của các HV đánh giá khóa học và các GV EFTIN K3 có thể được xem ở đây: http://englishforthoseinneed.blogspot.com.au/…/bang-khao-sa…
EFTIN đang chuẩn bị tuyển sinh khóa thứ 5, dự kiến khai giảng trong tháng 7-8/2017, và vì vậy lại một lần nữa cần sự chung tay giúp đỡ của các thầy cô GV tiếng Anh giàu tâm huyết, giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Nếu các thầy cô có thể tình nguyện dành ra 2 giờ/tuần (khung giờ tùy chọn) để dạy online qua Skype/Zoom/Hangout, và khoảng 10g cho việc tuyển chọn HV trước khi bắt đầu khóa học, thì xin vui lòng đăng ký theo link ở cuối bài.
Vì đây là một dự án giảng dạy tình nguyện vì cộng đồng với mục tiêu cải thiện tiếng Anh cho những người thật sự cần và xứng đáng để giúp họ đạt được các mục tiêu cá nhân, công việc và học tập nên sẽ không có thù lao giảng dạy. Cũng sẽ không có cơ hội PR bản thân hay lôi kéo người học vì lợi ích cá nhân. Những điều EFTIN có thể mang lại cho GV trong dự án này chỉ là những mối quan hệ và một cộng đồng hành nghiệp (Community of Practice) những GV có năng lực, giàu tâm huyết, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ nhau cả về chuyên môn lẫn học tập. GV cũng được tự tay lựa chọn HV, chủ động lựa chọn thời gian, nội dung, phương pháp và chương trình giảng dạy. Mong nhận được sự đồng hành chung sức của các thầy cô, để ngày càng có nhiều người Việt giỏi tiếng Anh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
0 comments:
Post a Comment